
Yody của ai? Cập nhật phốt Yody Hoàng Sa Trường Sa khiến dân mạng phẫn nộ đòi tẩy chay
Gần đây hình bản đồ của thương hiệu thời trang Yody được lan truyền trên mạng xã hội với tốc độ chóng mặt. Hiện nhãn hiệu này đang phải đối diện với làn sóng tẩy chay mạnh mẽ từ người dùng Việt. Cùng WikiCeleb tìm hiểu ngay nhé. Yody là thương hiệu của nước nào? […]
Gần đây hình bản đồ của thương hiệu thời trang Yody được lan truyền trên mạng xã hội với tốc độ chóng mặt. Hiện nhãn hiệu này đang phải đối diện với làn sóng tẩy chay mạnh mẽ từ người dùng Việt. Cùng WikiCeleb tìm hiểu ngay nhé.
Yody là thương hiệu của nước nào?
Câu hỏi đầu tiên mà đa số người dùng mạng đều thắc mắc chính là Yody của ai, Yody là hãng thời trang của nước nào.
Công ty Cổ phần Thời trang YODY là một thương hiệu thời trang của Việt Nam do ông Nguyễn Việt Hòa (SN 1984) sáng lập. Sau hơn 8 năm hoạt động, hiện nay Yody đã có 230 chi nhánh, 2 nhà máy và trên 5000 nhân viên trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Yody là một trong những hãng thời trang phân khúc tầm trung được nhiều người Việt ủng hộ.
Với sự phát triển mạnh mẽ như vậy, vì sao Yody lại vấp phải làn sóng tẩy chay mạnh mẽ đến vậy? Cùng tìm hiểu trong nội dung tiếp theo nhé.
Vì sao thương hiệu thời trang Yody bị tẩy chay?
Mới đây thương hiệu thời trang Việt Nam Yody bị lên án mạnh mẽ vì bài viết trên website và fanpage của công ty khi đăng tải hình ảnh bản đồ Việt Nam thiếu 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Việt Nam.
Nhiều người dùng cho rằng họ có nhiều sự lựa chọn nhãn hàng thời trang nhưng thứ họ cần là lãnh thổ Việt Nam được toàn vẹn. Yody ngay lập tức đã lên tiếng nhận trách nhiệm và xin lỗi vì sự cố Hoàng Sa, Trường Sa.
Cụ thể nội dung thông cáo báo chí của Yody như sau:
Sai sót này xảy ra do bộ phận truyền thông của chúng tôi đã sơ suất trong quá trình xử lý hình ảnh và kiểm duyệt nội dung của video. Là một doanh nghiệp Việt Nam, được lập ra bởi những người Việt, chúng tôi ý thức rất rõ rằng sai sót này là không thể bao biện. Vì thế, chúng tôi xin nghiêm túc lắng nghe mọi phản hồi, góp ý của các cơ quan thông tấn báo chí, các tổ chức truyền thông, với tinh thần cầu thị để sửa sai và tránh lặp lại những lỗi tương tự trong tương lai.
Có thể nói đây được xem là khủng hoảng truyền thông lớn nhất từ trước đến nay của Yody. Hãy xem phản ứng của người dùng như thế nào trước sự cố bản đồ lần này nhé.
Phản ứng của người dùng mạng trước phốt Yody
Ngay sau khi phốt nổ ra, nhãn hàng Yody đã vấp phải làn sóng phản đối vô cùng gay gắt từ người dùng. Thậm chí fanpage Yody đã tắt tính năng bình luận trên fanpage chính thức của mình. Dưới đây là một số bình luận có lượt tương tác rất cao của cư dân mạng.
Hiện nay các bài đăng về chủ đề phốt Yody liên tục thu chú ý dư luận và được chia sẻ với tốc độ chóng mặt. Thậm chí nhiều người dùng còn phẫn nộ vào website/fanpage để đánh giá thương hiệu này.
Các doanh nghiệp từng sử dụng bản đồ vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam
Đây không phải là lần đầu tiên doanh nghiệp gặp khủng hoảng truyền thông về vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam. Cụ thể đã từng có trường hợp vi phạm tương tự.
Grab Việt Nam
Mới đây Grab cũng gặp phải trường hợp tương tự khi bản đồ trên ứng dụng Grab tại Việt Nam thể hiện thông tin sai lệch nghiêm trọng về vấn đề lãnh thổ trên biển Đông.
Cụ thể, ở khu vực quần đảo Trường Sa, một số ít thực thể như Sơn Ca, Sinh Tồn được thể hiện bằng tiếng Việt, còn một số thực thể khác lại thể hiện bằng tiếng Trung Quốc và tiếng Anh. Trong số đó có một số thực thể thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung quốc chiếm đóng trái phép.
Bãi đá Vành Khăn thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng không được thể hiện bằng tiếng Việt. Thay vào đó, bãi đá được gọi là đảo Mỹ Tế theo cách gọi phi pháp của Trung Quốc. Nghiêm trọng hơn, khu vực bãi đá Vành Khăn lại được thể hiện rõ nội dung là “đảo Mỹ Tế – Tam Sa – Trung Quốc” – Trong khi Tam Sa là chính quyền Trung Quốc lập ra để quản lý nhiều quần đảo, trong đó bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước ta.
Ngoài ra còn có nhiều địa điểm bị thay đổi tên gọi theo cách Trung Quốc đã tự ý đặt tên một cách trái phép. Động thái này của Trung Quốc thể hiện thái độ bất chấp trước bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với Biển Đông.
Đại diện truyền thông của Grab Việt Nam cho biết đã nắm được phản hồi của việc hiển thị bản đồ trên ứng dụng và tích cực làm việc với đối tác cung cấp bản đồ để xử lý. Cụ thể đại diện Grab Việt Nam cho hay:
Việc này hoàn toàn không liên quan đến sự tôn trọng của Grab đối với đất nước và nhân dân Việt Nam. Chúng tôi tiếp nhận các ý kiến đóng góp một cách rất nghiêm túc và chân thành xin lỗi về những quan ngại có thể phát sinh. Grab Việt Nam cam kết gắn bó lâu dài với thị trường Việt Nam và luôn mong muốn đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
H&M
Năm 2021 được xem là năm đại hạn của H&M Việt Nam khi cộng đồng mạng liên tục kêu gọi tẩy chay không mua sản phẩm của thương hiệu thời trang H&M.
Sự việc xuất phát từ việc mạng xã hội lan truyền thông tin H&M sử dụng hình ảnh bản đồ có đường lưỡi bò hay đường chín đoạn một tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết:
“Các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam cần phải tôn trọng và thực thi nghiêm túc quy định của luật pháp Việt Nam.“
Trên đây là những thông tin mới nhất về vụ việc Yody bị tẩy chay. Nhiều người cho rằng hô hào tẩy chay một thương hiệu của Việt Nam vì thiếu sót lần này là hành động thiếu sáng suốt. Hãy đánh giá bài viết để ủng hộ WikiCeleb cập nhật nhiều thông tin mới nhé.